Làm sao để biết bạn có được tăng lương hay không?
Còn gì làm sáng mình hơn khi có thể trở thành một trong những nguồn cảm hứng trên con đường phát triển của công ty.
Bạn đang muốn cải thiện tình trạng lương nhận hoàn toàn bị cố định? Cảm thấy làm việc mãi mà lương vẫn không tăng lên? Hay hoài nghi đã đến lúc nên nhìn nhận lại bản thân, xem xét khả năng được tăng lương của mình? Bạn nên dành chút thời gian cho bài viết bên dưới, phân tích xem mình đã có những thành quả sáng giá hoặc ý thức đúng về vấn đề tăng lương!
1. Gương mẫu – Hoàn thành tốt công việc được giao
100% đây chính là một trong những lời hứa mà bất kỳ ứng viên nào cũng đã từng đưa ra với nhà tuyển dụng. Một phạm vi công việc rất rộng tương đồng với thành ý mong muốn làm việc tại công ty của bạn. Có thể hiểu đây sẽ không là một luận điểm tốt trong cuộc đàm phán tăng lương. Tuy nhiên, nó lại là nền tảng cơ bản đủ chắc, giúp bạn bước đầu có đủ sự tự tin cho việc đề ra yêu cầu được tăng lương của mình.
Điều quyết định ở đây chính là cách thức mà bạn hoàn thành công việc được giao và tầm ảnh hưởng của kết quả bạn tạo ra. Bạn nhận công việc từ cấp trên, không chỉ hoàn thành xuất sắc trong thời hạn, điểm mấu chốt là bạn có sự chú tâm tham gia, giúp đỡ đồng nghiệp trong cùng dự án đó. Có thể đó là những ý tưởng, những ý kiến chủ quan được trình bày rõ ràng, mang tính xây dựng, đúng lúc và thường xuyên. Giúp người khác hoàn thành mục tiêu công việc trong một tổ chức chung là một điểm sáng để bạn được ghi nhận.
2. Tích cực – Nhiệt tình đóng góp vào giá trị chung
Bạn có thể tham gia những cuộc thi trong ngành thuộc nội bộ hoặc ngoài công ty. Việc đoạt những giải thưởng như thế sẽ khiến cho công ty thấy rõ niềm đam mê trong công việc của bạn. Hơn nữa, mang lại cái nhìn tốt cho công ty trong truyền thông, đối tác lẫn đối thủ,… sẽ là một dấu stick đẹp trong bảng đánh giá tăng lương của bạn.
Lòng nhiệt tình thể hiện tinh thần yêu việc, tích cực xây dựng hình ảnh tốt cho công ty không chỉ cho bản thân bạn mà tinh thần ấy sẽ được lan truyền rộng đến đồng nghiệp xung quanh. Còn gì làm sáng mình hơn khi có thể trở thành một trong những nguồn cảm hứng trên con đường phát triển của công ty.
3. Yêu cầu hợp lý
“Có lý thì đi khắp thiên hạ, không lý thì một bước cũng khó dời”. Nếu bạn đã có đủ tự tin, dẫn chứng và lý lẽ xác đáng, thuyết phục cho yêu cầu tăng lương thì đừng e ngại mà trình bày với cấp trên. Trước hết là bạn đã cho cấp trên thấy rằng bạn có thay đổi trong thỏa thuận chế độ lương hiện tại của mình. Sau đó là thể hiện tính hợp lý trong yêu cầu – không dễ dàng nhận được này.
Bạn cần chuẩn bị trước những quan điểm sẽ trình bày, những mệnh đề chắc chắc, không phải kiểu “Nếu…thì…” mà là “…đã…nên…”. Bạn đã làm được những gì, có sự tận tâm thế nào, kết quả mang lại được bao nhiêu,… những thông tin này phải được liệt kê rõ ràng, chi tiết, trung thực. Khi mà cấp trên nhìn nhận đúng giá trị mà bạn mang lại thì đó có thể cũng là lúc hạng mục lương của bạn được suy nghĩ để cân nhắc lên.
4. Vì bạn xứng đáng
Thẳng thắn đưa ra nguyện vọng, bày tỏ chân thành mong muốn, rõ ràng khi cung cấp thông tin, bạn phải tin rằng mình xứng đáng cho những gì bạn đang yêu cầu công ty. Thái độ lịch sự, đúng mực trong suốt cuộc đàm phán hoặc là một buổi trò chuyện giữa cấp trên và cấp dưới. Giữ vững lập trường cho một yêu cầu hợp lý, chọn đúng thời điểm trình bày.
Trong một xã hội hiện đại, thời gian, tinh thần, công sức, mối quan tâm mà bạn đã đánh đổi cho công việc trước những điều còn lại nên cần có một sự nhìn nhận xứng đáng tương ứng.
Leave a Reply